Ngày nay môi trường không khí bị ô nhiễm rất nhiều, điều đó chính là nguyên nhân cho sự ra đời của hệ thống nén khí trong ngành công nghiệp, nhu cầu về hệ thống nén khí chất lượng là tất yếu đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với các bạn hệ thống nén khí chất lượng cao dành cho các xưởng gara và trạm bảo dưỡng bảo trì xe của các hãng.
Một hệ thống khí nén hoàn chỉnh bao gồm nhiều thiết bị khác nhau, mỗi thiết bị giữ một nhiệm vụ riêng trong toàn bộ hệ thống. Vậy nhiêm vụ và chức năng của từng loại là gì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu:
- Sơ đồ của một hệ thống khí nén
- Thành phần của một hệ thống khí nén sẽ bao gồm: máy nén khí, bình tích áp, máy sấy và hệ thống lọc.
- Chức năng lần lượt của từng bộ phận máy nén tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng và tính chất công việc mà lựa chọn loại thiết bị kí nén ...
Sơ đồ của một hệ thống khí nén hoàn chỉnh dành cho gara ô tô
Máy nén khí - thiết bị quan trọng đầu tiên trong hệ thống khí nén hoàn chỉnh
Khí nén được ứng dụng rất nhiều vào trong lĩnh vực sản xuất, gia công chế tạo trong các nhà xưởng. Vậy hệ thống máy nén khí cần dựa vào các yếu tố nào để có thể tính toán ra một hệ thống máy nén khí hoàn chỉnh?
|
Máy nén khí 3 pha Liebao W-11/500/3
|
|
Việc lựa chọn máy nén khí chất lượng dựa theo yêu cầu về áp suất làm việc của các cơ cấu chấp hành (Xilanh, động cơ, giác hút…và được lựa chọn theo yêu cầu công nghệ) và các yêu cầu khác. Thông thường chúng tôi khuyên các bạn dựa vào năm yếu tố cơ bản này để chọn máy nén khí bao gồm: lưu lượng khí nén, áp lực khí nén cần sử dụng, công suất máy nén khí, chất lượng khí nén và nhu cầu sử dụng.
Tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng và tính chất công việc mà lựa chọn loại máy nén cho hệ thống. Các loại máy thường được sử dụng: máy nén khí piston, trục vít, ly tâm, Turbo, cao áp
Một số tiêu chí khách hàng thường xem xét khi lựa chọn:
- Công suất của máy: để tinh toàn được công suất tối thiểu mà máy cần đạt được thì tính tổng lưu lượng mà các thiết bị khí trong hệ thống sẽ sử dụng nhân với ½ hệ số dự phòng tổn thất sau đó cộng với áp lực cao nhất mà thiết bị sử dụng.
- Dung tích bình chứa, lưu lượng khí và áp suất max
- Độ ồn và rung của máy
- Thương hiệu và địa điểm cung cấp
Dưới đây là các kiểu máy nén khí bạn có thể tham khảo và sử dụng:
1. Máy nén kiểu Piston (Hình 2.2) :
- Một cấp: áp suất xấp xỉ 600kPa= 6 bar
- Hai cấp: áp suất xấp xỉ 1500kPa= 15bar. Có thể thiết kế đến 4 cấp, P=250bar
Lưu lượng xấp xỉ 10m3/min. Làm việc theo nguyên lý thay đổi thể tích. Piston đi xuống sẽ hút không khí vào qua van hút. Đến hành trình piston đi lên, van hút bị đóng lại, van đẩy được mở để nén không khí vào bình tích áp. Mỗi vòng quay sẽ gồm một kỳ hút và một kỳ nén.
Lưu lượng của máy nén khí tính cho một cấp được áp dụng theo công thức:
Q= v.n = [m3 /vòng].[ vòng/phút] = [m3/phút] hay [m3/min]
trong đó: - v: thể tích hành trình của buồng hút ( tính cho một chu trình hay một vòng quay);
- n: số vòng quay mỗi phút.
Để nâng cao hiệu suất nén, ở máy nén nhiều cấp, khí nén được làm mát trước khi vào cấp nén tiếp theo.
2. Máy nén kiểu cánh gạt (Hình 2.3):
- Một cấp: áp suất xấp xỉ 400kPa= 4bar
- Hai cấp: áp suất xấp xỉ 800kPa = 8bar
Làm việc theo nguyên lý thay đổi thể tích Lưu lượng thể tích Qv tỷ lệ thuận với:
Đường kính stator, số cánh và độ rộng cánh gạt, độ lệch tâm và tốc độ quay rotor.
3. Máy nén khí kiểu trục vít (Hình 2.4):
Làm việc theo nguyên lý thay đổi thể tích Áp suất lớn, xấp xỉ 10bar
Lưu lượng tỷ lệ thuận với tốc độ quay, chiều dài trục vít.
4. Máy nén khí kiểu ly tâm (Hình 2.5)
(Máy nén kiểu hướng kính )làm việc theo nguyên lý động năng
Áp suất khá lớn, xấp xỉ 1000kPa=10bar
Lưu lượng tỷ lệ với tốc độ quay, số cánh và diện tích cánh.
5. Máy nén khí kiểu hướng trục (Hình 2.6):
Làm việc theo nguyên lý động năng
Áp suất xấp xỉ 600kPa=6bar
Lưu lượng cũng tỷ lệ với tốc độ quay, đường kính buồng hút, số cánh và diện tích cánh
Bình tích áp của hệ thống khí nén hoàn chỉnh cho gara ô tô
Bình tích áp hay còn được gọi dưới nhiều tên khác như: Bình chịu áp lực, bình chứa khí nén, bình khí nén ( tên tiếng anh là AIR Tank ).
Bình tích khí là thiết bị quan trọng trong cấu thành hệ thống khí nén hoàn chỉnh cho gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp.
Bình tích áp cho hệ thống khí nén hoàn chỉnh
Chức năng chính của bình tích áp trong hệ thống khí nén trung tâm là:
- Tích trữ lượng khí nén mà máy nén khí nén lên áp suất đặt sẵn.
- Cung cấp trở lại cho hệ thống khí nén khi có nhu cầu sử dụng đột xuất, nhằm duy trì áp xuất làm việc trong hệ thống không giảm xuống một cách đột ngột ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết bị và máy móc sử dụng khí nén.
Nó đóng vai trò quan trọng hơn trong các ứng dụng sửa dụng khí nén gián đoạn không liên tục, có lưu lượng sử dụng khí nén thay đổi lớn theo chu kì.
Bình tích áp như một thiết bị ngưng 1 phần nước, bụi bẩn mà máy nén khí cung cấp cho hệ thống và làm giảm nhiệt độ nó đóng vài trò tản nhiệt của khí nén làm mát đầu vào cho các thiết bị khác như: máy sấy khí, lọc khí và các thiết bị khí nén khác giúp tiết kiệm điện.
Bình tích áp theo áp suất được chia thành 2 loại:
- Bình tích khí áp suất thấp
-Bình tích khí áp suất cao
Bình tích áp có thể sử dụng vật liệu thép thông thường cũng có thể dùng bình tích áp sử dụng vật liệu thép không gỉ dùng cho ứng dụng trong ngành chế biến dược phẩm, y tế, công nghệ nano, công nghệ điện tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ thủy lực...
Nếu không sử dụng bình tích áp, hệ thống sẽ xảy ra một độ chễ nhất định trong việc điều khiển. Dung tích của bình được lựa chọn tùy thuộc vào công suất của máy nén. VD: máy có công suất từ 7,5 – 15 KW thì chọn bình có dung tích 200- 400l, hoặc máy có công suât 22KW thì chọn bình c ó dung tích từ 400- 700l
Máy sấy khí cho hệ thống khí nén hoàn chỉnh cho gara sửa chữa ô tô
Máy sấy khí trong hệ thống khí nén có vai trò không thể thiếu cấu thành nên một hệ thống khí nén chất lượng cho gara ô tô, nó không chỉ làm nhiệm vụ tách nước ra khỏi khí nén mà còn làm nhiệm vụ tách các tạp chất như bụi bẩn, các phân tử dầu trong khí nén... để từ đó làm cho khí nén được khô và sạch khi kết hợp với bộ lọc. Để tìm hiểu máy sấy khí hoạt động như thế nào, nó có tách được nước ra khỏi khí nén ra sao? khi nào sử dụng máy sấy khí , chúng tôi sẽ có 1 bài để viết về máy sấy khí này để bạn tham khảo.
Máy sấy khí Fiac dành hệ thống khí nén cho gara ô tô
Đảm bảo độ khi cho khí, và ngăn chặn việc hơi nước đi theo khí đến các thiết bị gây han gỉ
Hiện nay thì có 2 loại máy sấy khí thông dụng: máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh.
Máy sấy tác nhân lạnh: được sử dụng phổ biến trên thị trường do giá thành cũng khá rẻ và việc lắp đặ cũng khá đơn giản thích hợp với các môi trường không yêu cầu cao về độ khô của khí.
Máy sấy khí hấp thụ: đem lại hiệu quả cao hơn so với loại trên , đảm bảo được độ khô của khí, tuy nhiên ít được ứng dụng hơn do giá thành đắt và phức tạp hơn khi lắp đặt
Hệ thống lọc khí cho hệ thống khí nén hoàn chỉnh cho gara sửa chữa ô tô
Bộ lọc khí nén là một thiết bị khí nén quan trọng, hệ thống thiết bị khí nén chứa hạt bụi, phun xịt và tập trung khí nén được bão hòa với nước khí nén được làm nóng trong suốt quá trình nén sau đó được thoát bớt nhiệt nhờ hệ thống làm mát. Chính vì vậy, bộ lọc khí là 1 thiết bị khí nén vô cùng quan trọng trong hệ thống khí nén dành cho các gara ô tô chất lượng .
Bộ lọc khí nén Fiac chuyên dùng cho hệ thống nén khí
- Đảm chất lượng và độ sạch của khí do máy nén khí piston cung cấp. Hệ thống lọc được lắp đặt tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng khí của công việc mà cần ít hay nhiều cấp lọc.
- Thông thường hệ thống lọc khí sẽ có các kiểu lắp đặt như sau:
- 1 lọc sơ cấp trên đường ống có kích thước lọc là 5mm
- 2 lọc gồm ; 1 lọc thô và 1 lọc tinh
- 3 lọc : 1 lọc sơ cấp, 1 lọc thô và 1 lọc tinh
- 4 lọc: 1 lọc sơ cấp, 1 lọc thô, 1 lọc tinh và thêm 1 lọc khử mùi bằng than hoạt tính
Bình luận
Để lại bình luận