Khi xe bị xóc do mặt đường gồ ghề, các lò xo của hệ thống treo sẽ hấp thu các chấn động đó. Tuy nhiên, vì lò xo có đặc tính tiếp tục dao động, và vì phải sau một thời gian dài thì dao động này mới tắt nên xe chạy không êm.
Nhiệm vụ của bộ giảm chấn là hấp thu dao động này. Bộ giảm chấn không những cải thiện độ chạy êm của xe mà còn giúp cho lốp xe bám đường tốt hơn và điều khiển xe ổn định hơn.
Tìm hiểu về giảm chấn
Nguyên tắc dập tắt dao động
Trong các xe ôtô, các bộ giảm chấn kiểu ống lồng sử dụng một loại dầu đặc biệt làm môi chất làm việc, được gọi là dầu giảm chấn. Trong kiểu giảm chấn này, lực làm tắt dao động là sức cản thuỷ lực phát sinh do dầu bị pittông ép chảy qua một lỗ nhỏ.
Lực giảm chấn
Lực giảm chấn càng lớn thì dao động của thân xe càng được dập tắt nhanh, nhưng chấn động do hiệu ứng làm tắt gây ra lại lớn hơn. Lực giảm chấn còn thay đổi theo tốc độ của pittông. Có nhiều kiểu bộ giảm chấn khác nhau, tuỳ theo tính chất thay đổi của lực giảm chấn:
- Kiểu lực giảm chấn tỷ lệ thuận với tốc độ pittông
- Kiểu có hai mức lực giảm chấn, tuỳ theo tốc độ của pittông
- Kiểu lực giảm chấn thay đổi theo phương thức chạy xe
Hệ thống treo có các kiểu lực giảm chấn <1> và <2> được sử dụng trong hầu hết các kiểu xe. Hệ thống treo kiểu <3> được sử dụng trong xe có ESM (hệ thống treo điều biến điện tử)
Phân loại giảm chấn
Các bộ giảm chấn được phân loại như sau
+ Phân loại theo vận hành
- Kiểu tác dụng đơn
- Kiểu đa tác dụng
+ Phân loại theo cấu tạo
- Kiểu ống đơn
- Kiểu ống kép
+ Phân loại theo môi chất làm việc
- Kiểu thuỷ lực
- Kiểu nạp khí
Các bộ giảm chấn sử dụng trong các kiểu xe hiện nay có cấu tạo ống đơn và ống kép, và là kiểu đa tác dụng. Gần đây nhất, các bộ giảm chấn nạp khí thuộc các kiểu nói trên đã được đưa vào sử dụng.
Các loại giảm chấn
Giảm chấn kiểu ống đơn
Bộ giảm chấn đơn thường được nạp khí nitơ áp suất cao (20 – 30 kgf/cm2)
a. Cấu tạo
Trong xy lanh, buồng nạp khí và buồng chất lỏng được ngăn cách bằng một “pittông tự do” (nó có thể chuyển động lên xuống tự do).
b. Đặc điểm của bộ giảm chấn kiểu đơn
- Toả nhiệt tốt vì ống đơn tiếp xúc trực tiếp với không khí.
- Một đầu ống được nạp khí áp suất cao, và hoàn toàn cách ly với chất lỏng nhờ có pittông tự do. Kết cấu này đảm bảo trong quá trình vận hành sẽ không xuất hiện lỗ xâm thực và bọt khí, nhờ vậy mà có thể làm việc ổn định.
- Giảm tiếng ồn rất nhiều.
c. Hoạt động
+ Hành trình ép (nén)
Trong hành trình nén, cần pittông chuyển động xuống làm cho áp suất trong buồng dưới cao hơn áp suất trong buồng trên. Vì vậy chất lỏng trong buồng dưới bị ép lên buồng trên qua van pittông. Lúc này lực giảm chấn được sinh ra do sức cản dòng chảy của van. Khí cao áp tạo ra một sức ép rất lớn lên chất lỏng trong buồng dưới và buộc nó phải chảy nhanh và êm lên buồng trên trong hành trình nén. Điều này đảm bảo duy trì ổn định lực giảm chấn.
Hành trình trả (giãn)
Trong hành trình giãn, cần pittông chuyển động lên làm cho áp suất trong buồng trên cao hơn áp suất trong buồng dưới. Vì vậy chất lỏng trong buồng trên bị ép xuống buồng dưới qua van pittông, và sức cản dòng chảy của van có tác dụng như lực giảm chấn.
Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần dịch chuyển ra khỏi xy-lanh nên thể tích choán chỗ trong chất lỏng của nó giảm xuống. Để bù cho khoảng hụt này, pittông tự do được đẩy lên (nhờ có khí cao áp ở dưới nó) một khoảng tương đương với phàn hụt thể tích.
Các bộ giảm chấn có cấu tạo kiểu ống đơn không cho phép ống này bị biến dạng, vì biến dạng sẽ làm cho pittông và pittông tự do không thể chuyển động tự do được. Bộ giảm chấn này thường được trang bị một vỏ bảo vệ để ngăn đá bắn vào; khi lắp ráp bộ giảm chấn phải đặt cho vỏ bảo vệ hướng về phía trước của xe.
Giảm chấn kiểu ống kép
a. Cấu tạo
Bên trong vỏ (ống ngoài) có một xy-lanh (ống nén), và trong xy-lanh có một pittông chuyển động lên xuống. Đầu dưới của cần pittông có một van để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn giãn ra. Đáy xy-lanh có van đáy để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn bị nén lại. Bên trong xy-lanh được nạp chất lỏng hấp thu chấn động, nhưng buồng chứa chỉ được nạp đầy đến 2/3 thể tích, phần còn lại thì nạp không khí với áp suất khí quyển hoặc nạp khí áp suất thấp. Buồng chứa là nơi chứa chất lỏng đi vào và đi ra khỏi xy lanh. Trong kiểu buồng khí áp suất thấp, khí được nạp với áp suất thấp (3 – 6 kgf/cm2). Làm như thế để chống phát sinh tiếng ồn do hiện tượng tạo bọt và xâm thực, thưỡng xảy ra trong các bộ giảm chấn chỉ sử dụng chất lỏng. Giảm thiểu hiện tượng xâm thực và tạo bọt còn giúp tạo ra lực cản ổn định, nhờ thế mà tăng độ êm và vận hành ổn định của xe.
Trong một số bộ giảm chấn kiểu nạp khí áp suất thấp, người ta không sử dụng van đáy, và lực hãm xung được tạo ra nhờ van pittông trong cả hai hành trình nén và giãn.
-Hiện tượng sục khí:
Khi chất lỏng chảy với tốc độ cao trong bộ giảm chấn, áp suất ở một số vùng sẽ giảm xuống, tạo nên các túi khí hoặc bọt rỗng trong chất lỏng. Hiện tượng này được gọi là xâm thực. Các bọt khí này sẽ bị vỡ khi di chuyển đến vùng áp suất cao, tạo ra áp suất va đập. Hiện tượng này phát sinh tiếng ồn, làm áp suất dao động, và có thể dẫn đến phá huỷ bộ giảm chấn.
-Tạo bọt khí:
Tạo bọt là quá trình làm trộn lẫn không khí với chất lỏng trong bộ giảm chấn. Hiện tượng này tạo ra tiếng ồn, làm áp suất dao động, và gây tổn thất áp suất.
b. Hoạt động
+ Hành trình nén (ép)
-Tốc độ chuyển động của cần pittông cao
Khi pittông chuyển động xuống, áp suất trong buồng A (dưới pittông) sẽ tăng cao. Dầu sẽ đẩy mở van một chiều (của van pittông) và chảy vào buồng B mà không bị sức cản nào đáng kể (không phát sinh lực giảm chấn). Đồng thời, một lượng dầu tương đương với thể tích choán chỗ của cần pittông (khi nó đi vào trong xy lanh) sẽ bị ép qua van lá của van đáy và chảy vào buồng chứa. Đây là lúc mà lực giảm chấn được sức cản dòng chảy tạo ra.
ê Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp
Nếu tốc độ của cần pittông rất thấp thì van một chiều của van pittông và van lá của van đáy sẽ không mở vì áp suất trong buồng A nhỏ. Tuy nhiên, vì có các lỗ nhỏ trong van pittông và van đáy nên dầu vẫn chảy vào buồng B và buồng chứa, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ.
Hành trình trả (giãn)
-Tốc độ chuyển động của cần pittông cao
Khi pittông chuyển động lên, áp suất trong buồng B (trên pittông) sẽ tăng cao. Dầu sẽ đẩy mở van lá (của van pittông) và chảy vào buồng A. Vào lúc này, sức cản dòng chảy đóng vai trò lực giảm chấn. Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần thoát ra khỏi xy-lanh nên thể tích choán chỗ của nó giảm xuống.
Để bù vào khoảng hụt này dầu từ buồng chứa sẽ chảy qua van một chiều và vào buồng A mà không bị sức cản đáng kể.
-Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp
Khi cán pittông chuyển động với tốc độ thấp, cả van lá và van một chiều đều vẫn đóng vì áp suất trong buồng B ở trên pittông thấp. Vì vậy, dầu trong buồng B chảy qua các lỗ nhỏ trong van pittông vào buồng A. Dầu trong buồng chứa cũng chảy qua lỗ nhỏ trong van đáy vào buồng A, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ.
Hướng dẫn sử dụng thiết bị kiểm tra giảm chấn Easy Swing
Thiết bị kiểm tra giảm chấn AHS dễ dàng sử dụng kiểm tra giảm chấn cho xe. Trong một lần kiểm tra cần đưa nhanh thông tin về điều kiện của giảm chấn. Thiết bị sẽ tự động kiểm tra và đưa kết quả kiểm tra ra màn hình, thiết bị không cần lắp bất kì cảm biến hay bộ phận chuyển đổi nào .... trong quá trình kiểm tra.
Thiết bị sử dụng để kiểm tra với các loại xe nhưng không được sử dụng quá giới hạn của nhà sản xuất
* Đặc điểm kỹ thuật:
Tải trọng lớn nhất: 1.5 tấn
Kiểm tra với chiều rộng cầu xe nhỏ nhất 80mm
Kiểm tra với chiều rộng cầu xe lớn nhất 2000 mm
Dải hiển thị 0-100 mm
100% - 0%
Điện áp sử dụng 400V/ 50 Hz
Bộ bảo vệ dòng 20A loại IP 54
Kích thước bệ kiểm tra giảm chấn 2500*750*350mm
Kích thước cabin điều khiển 600*400*250mm ( W* H*D)
Trọng lượng bệ kiểm tra 420kg
Trọng lượng bàn điều khiển 20kg
*Các ký hiệu an toàn khi làm việc
Những cảnh báo này có ở mục chú ý an toàn trong cuốn hướng dẫn sử dụng và được đặt ở những nơi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh vì vậy phải đặc biệt chú ý khi thấy cảnh báo này ở những nơi làm việc
Bên trong những cảnh báo này thường có những quy định an toàn chung và tuân thủ phòng ngừa những tại nạn có thể xảy ra sau:
Cảnh báo này được viết ở những vị trí đặc biệt trong hướng dẫn sử dụng và phải thực hiện theo đúng hướng dẫn này để tránh xảy ra những nguy hiểm hoặc gây hỏng hóc cho thiết bị.
* Chú ý an toàn khi làm việc
Trong khi làm việc phải đặc biệt tuân thủ với những chú ý an toàn sau đây:
+ Bệ kiểm giảm chấn - AHS được xây dựng thiết kế theo đúng kỹ thuật và an toàn nhưng thiết bị có thể bị hỏng và nguy hiểm nếu nó được sử dụng bởi người không được đào tạo để vận hành máy.
+ Bất kì ai trước khi vận hành thiết bị cần phải đọc kĩ và hiểu rõ đầy đủ cuốn hướng dẫn sử dụng đặc biệt là quy tắc an toàn mới có thể vận hành thiết bị
+Chỉ sử dụng kiểm tra ở trạng thái công suất giới hạn
+ Trong khi kiểm tra giảm chấn không được đứng điều khiển gần bệ kiểm tra nếu cần có thể kẻ vạch màu giới hạn khu vực đứng kiểm tra hay có thể lắp đèn cảnh báo
+ Trước khi mở tủ điều khiển cần tắt công tắc chính
+ Trước khi cho xe vào bệ kiểm tra cần phải kiểm tra đầy đủ điều kiện của bánh xe ( không rạn nứt hay có vết cắt, không có đá ở bánh
+ Lái xe chầm chậm vào bệ kiểm tra tránh xảy ra sự căng
* Khái niệm an toàn:
Hai nguyên nhân hư hỏng chính xuất hiện :
1. Hoạt động của bộ phận trong tủ điều khiển
2. Nguy hiểm khi trong khi kiểm tra giảm chấn
Thông thường tủ điều khiển sẽ được đóng khi vận hành nó chỉ có thể mở khi có chìa khóa, khi làm việc với tủ điều khiển cần đeo găng bảo vệ tay
Bệ kiểm tra công tắc motor chỉ bật khi có 2 điều khiển sau:+ Tín hiệu motor phải có
+ Cả hai bàn kiểm tra phải đồng thời hạ xuống cùng một lúc
* Hướng dẫn sử dụng:
- Trước khi vận hành cần phải am hiểu rõ về thiết bị biết được các lỗi có thể ngăn ngừa. Bởi vậy người vận hành phải được đào tạo và biết đầy đủ về thiết bị
- Nhà cung cấp sẽ không chịu trách nhiệm với những hỏng hóc do không thực hiện tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà cung cấp
- Nếu xuất hiện những vấn đề khó khăn xin vui lòng liên hệ tới trung tâm kỹ thuật chúng tôi sẽ hỗ trợ kĩ thuật cho các bạn
* Bảo hành
Bệ kiểm tra AHS được sản xuất và kiểm tra chứng nhận chung theo giấy phép kinh doanh và thiết bị sẽ được sửa chữa hoặc thay thế miễn phí trong thời gian bảo hành sản phẩm nếu như thiết bị hỏng hóc
Những trường hợp sẽ không được bảo hành:
- Nếu thiết bị lắp đặt không đúng theo thiết kế của nhà cung cấp
- Trường hợp nguy hiểm do nguồn điện vượt quá giới hạn cho phép của thiết bị
- Trường hợp hỏng hóc do nước
- Trường hợp hỏng do người vận hành không có chuyên môn hoặc do cẩu thả gây nên
Chú ý nền móng:
Nền móng phải xây dựng theo đúng thiết kế của hàng cung cấp
Khi lắp tủ điều khiển và hiển thị phải cách từ 3-6 mm tới bệ
* Cách đấu nối điện:
Điện được đấu nối y theo sơ đồ vị trí lắp đòi hỏi phải lắp riêng các cáp điện, kiểm tra mạch điện và đo điện trở của các dây dẫn, chỉ có thể mang ra ngoài khi các dây điện được tháo ra khỏi các chân của hộp điện.
Nhánh bảo vệ được đấu nối như đồ thị nó sẽ bảo vệ với dòng 20A thiết bị sẽ ngừng hoạt động và nó sẽ khóa để ngắt các nguồn điện chính trong tủ điều khiển
Cáp điện của motor sẽ được nối với trong tủ điều khiển với chân 1*1 và nối mát tương ứng với motor. Tín hiệu được lấy từ chân 2*1 và chân 7*6 tới mát và nối tới hộp điều khiển
Cáp tín hiệu có thể bị ngắn mạch nếu cáp dài hơn 15m
Nguồn cung cấp nối tới máy tính của tủ điều khiển để kiểm tra. Sẽ không sử dụng gần mọi ổ cắm điện220V tất cả các thiết bị ngoại vi ( Màn hình, máy in) cần được kết nối. Có thể xem sơ đồ mạch kết nối với máy tính ở trong cuốn hướng dẫn sử dụng
* Hướng dẫn kiểm tra lắp đặt
Chú ý : Chắc chắn là không có xe nào ở trên bệ kiểm tra trong khi bảo dưỡng
Sau khi nối dây mát và nối cáp bao gồm cả mạch chính của bệ kiểm tra thì có thể bật công tắc ở vị trí ON ( công tắc chính )
Kiểm tra chiều quay của mô tơ
Kiểm tra chiều quay mô tơ điện của bệ kiểm tra giảm chấn là rất quan trọng. Khi kiểm tra cần sự hỗ trợ của hai người, một người đứng ở giữa để vận hành một người đứng trên bàn bên trái của bệ để kiểm tra. Bây giờ cho công tắc tơ bên trái hoạt động bằng tay ( F5) vừa đủ trong khoảng thời gian ngắn ( chỉ cho trong khoảng thời gian ngắn vì nếu trong thời gian dài thì mô tơ sẽ chạy nhanh nó sẽ đầy tải và sẽ rất khó chịu cho người đứng kiểm tra). Mặt khác khi bệ kiểm tra hoạt động mà không có tải thì có thể gặp nguy hiểm
Mô tơ bên trái hoạt động và bàn kiểm tra sẽ dao động, lúc này người trên
tâm trượt có thể kiểm tra chiều quay chiều quay của môtơ dựa vào mũi tên trên môtơ. Mặt khác nếu môtơ bị khóa thì sẽ có thể bị hỏng.Nếu môtơ trái quay đúng chiều thì tiếp tục kiểm tra môtơ bên phải bằng cách bật công tắc tơ F6 vừa đủ trong khoảng thời gian ngắn, nếu kiểm tra thấy chiều quay không đúng thì phải đổi lại pha cho môtơ.
Nguyên tắc đo kiểm tra của bệ kiểm tra giảm chấn
Bệ kiểm tra giảm chấn được thiết kế cho kiểm cầu hệ thống giảm chấn trên xe, nó gồm có hộp điều khiển với hai hệ thống tạo rung động làm việc độc lập đặt dưới. Bằng hai môtor dẫn động (mỗi môtơ cho một hệ thống ) một cái bên trái và một cái bên phải với của gầm ôtô trên cầu bằng chuyển động quay để tạo ra rung động. Sau khi môtơ ngừng quay thì thiết bị sẽ đo được khả năng dập tắt dao động của hệ thống treo của ôtô.Trong quá trình đo thiết bị sẽ đo trong lượng của cầu và kết nối với đo rung động của cầu bên trái và bên phải để hiện thị kết quả đo được ra màn hình và có thể in kết quả(nếu thiết bị kết nối với máy in)
Thủ tục kiểm tra
-Sau khi bật công tắc chính (màn hình sẽ hiển thị đồng loạt 88)sau một vài giây thíêt bị sẽ sẵn sàng để kiểm tra
-Lái ôtô cho cầu trước vào trên bệ kiểm tra, lái chính xác vào vị trí trung tâm sao cho đèn cân trong lượng H9 đèn bên phải và bên trái sẽ hiển thị trong lượng của từng bên
- Khi kiểm sẽ luôn bắt đầu với bánh xe của giảm chấn bên trái.Sau khoảng thời gian 4-5 giây đèn H9 tắt và đèn H8 (môtơ trái bật) hoạt động và bệ kiểm tra bên trái bắt đầu nhún (rung động). Môtơ trái chạy tăng tốc và bánh xe giảm chấn bên trái sẽ nhún với tần số 25Hz để đo khả năng dập tắt dao động của thiết bị
-Bây giờ công tắc môtơ tắt. Trong thời gian chạy giảm xuống hệ thống sẽ xác định được biên độ của hệ thống treo bên trái.Giá trị hiện thị lớn được hiển thị trên màn hình bên trái
-Tiếp tục đèn H10 bật ON và môtơ bên phải bắt đầu chạy. Bệ kiểm tra và bánh xe cầu bên phải nhún với tần số kiểm tra. Khi công tắc môtơ tắt, hệ thống giảm chấn bên phải sẽ được đo và kết quả được hiện thị trên màn hình bên phải.
- Khi cân bằng giữa bánh trái và bánh phải biên độ được tính toán và nó được hiển thị lên màn hình trung tâm, ở đây giá trị được giữ lại tới khi bàn bên trái hoạt động.
Lúc này màn hình trên tủ điều khiển cũng cho phép lựa chọn loại giá trị xuất hiện (bằng công tắc bên phải cạnh tường).
Off đo biên độ
ON đo khả năng dập tắt dao động
Thường thường nó ở vị trí ON, nghĩa là nó sẽ hiển thị khả năng dập tắt dao động, trong điều kiện của hệ thống treo khoảng giá trị giới hạn nó là (lớn nhất là 80% - nhỏ nhất là 40%) của khả năng dập tắt dao động, giới hạn này có thể áp dụng cho xe với hệ thống giảm chấn mềm (không có xát xi)
Biên độ lớn nhất (từ đình tới đỉnh )nên tính trong dải dung sai nhỏ. Dải dung sai tỉ lệ trên giá trị hiệu suất. Một kết quả giá trị hiệu suất cao của biên độ nhỏ(100% hiệu suất tại 0 AE) ngược lại hiệu quả thấp thì biên độ sẽ cao.
Dải dung sai được tính từ ra từ kinh nghiệm nghiên cứu và vì thế sẽ không chắc chắn tuyệt đối được tình trạng của giảm xóc.Đây là một phương pháp sử dụng trong sự kết hợp với phương pháp đo khác.
Hơn nữa trong quá trình phân tích điển lớn nhất của giao động và so sánh hai bên của cầu ở đây giữa hai giá trị không được cao hơn 20%, Nếu tìm ra thấy một giá trị ngoài giá trị đo của một cầu nó xé không xác định trong giải(giá trị phần trăm dập tắt dao động hoặc biên độ) và phải thực hiện lại phép đo.
Nếu trong trương hợp giá trị cao hơn 20% tức là giảm xóc có biên độ lớn và nó cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
Khi cả hai giảm xóc có biên độ gần nhau,nhưng chúng bị mỏi về vật liệu và cứng thì cũng phải sửa chữa thay thế
Giảm xóc là xát xi và lò xo tạo thành dao động cơ khí, khi kiểm tra sự cộng hưởng của
xe sẽ rất khó chính xác bởi vì sự căng của hệ thống giảm chấn trên xe.
Một giảm xóc được nhà máy kiểm tra một cách đặc biệt, nó là một sản phẩm rất tốt nhưng trong trường hợp thực tế bởi vì nó phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, và đắt, nên phải đo kiểm tra lại sau khi sửa chữa hoặc thay thế nó và bởi vì trong quá trình kiểm tra sẽ kiểm tra cả xát xi và vì thế lỗi có thể do nguyên nhân không giới hạn dải hoặc nghi ngờ do giảm xóc.
Thông thường xe và hoạt động cộng hưởng của giảm xóc lớn nhất phải trong phạm vi từ 40% tới 80%, xe nặng có biên độ nhỏ và hiệu suất cao như xe nhỏ
Nếu bật công tắc ở vị trí OFF phép đo biên độ sẽ được thực hiện.Tần số cộng hưởng sẽ hiển thị (đơn vị biên độ EA).
Bình luận
Để lại bình luận